Tám Dạng Thức Bài Văn Đạt Điểm Cao. - Những Bài Văn Mẫu Hay, Cách Luyện Viết Văn Hay Điểm Cao.

Những bài văn mẫu hay chọn lọc. Những bài văn nghị luận xã hội chọn lọc, Phương pháp làm văn tự sự miêu tả, Luyện viết văn hay đạt điểm cao. Tổng hợp và tuyển chọn những bài văn mẫu hay chọn lọc các cấp học từ lớp 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12. Sách văn mẫu tham khảo dành cho các em học sinh như 100 bài văn hay, 270 đề và bài văn hay, 199 bài văn hay, những bài văn mẫu, bồi dưỡng năng khiếu ngữ văn.

Boxed(True/False)

test banner

Post Top Ad

Responsive Ads Here
Tám Dạng Thức Bài Văn Đạt Điểm Cao.

Bài văn giàu cá tính nhất.

Cá tính trong bài văn là gì? Nói một cách đơn giản, đó chính là dùng ngôn ngữ riêng của mình để ghi lại những sự việc có thật trong cuộc sống và song song đó trình bày quan điểm độc đáo của bản thân. Những bài văn “có cá tính” luôn hấp dẫn người đọc và khiến họ tán thưởng, từ đó để đạt điểm cao. Vậy làm thế nào để viết được bài văn có cá tính nhất? Có ba khía cạnh cần chủ ý như sau:

Một, quan điểm phải có cá tính. Trong bài văn của mình, trước tiên bạn cần xác định rõ quan điểm của bạn đối với các sự việc có thật trong cuộc sống là ủng hộ hay phản đối, biểu dương hay phê bình; kế đó, bạn trình bày cụ thể ý kiến của minh về các sự việc ấy; cuối cùng, bạn nêu lên lập trường của bản thân.

Hai, hình thức phải có cá tính. Bạn có thể thể hiện cá tính trong hình thức của bài văn bằng nhiều cách, chẳng hạn: khi cấu từ bài văn, bạn có thể đặt những tiêu đề nhỏ và đặc sắc cho các đoạn văn để vừa biểu đạt ý lớn của đoạn văn vừa thể hiện cá tính của mình.

Ba, ngôn ngữ phải có cá tính. Cá tính trong ngôn ngữ nghĩa là phong cách ngôn ngữ của bạn phải khác với mọi người, chẳng hạn: bạn có thể dùng ngôn ngữ hài hước để thể hiện nét đáng yêu, hoạt bát, v.v. Ngôn ngữ giàu cá tính chắc chắn sẽ làm bài văn thêm đặc sắc.

Bài văn có ý thức sáng tạo nhất. 

Trong các cuộc thi viết văn, những bài văn có ý mới luôn được các giám khảo chú ý và để đạt điểm cao. Muốn bài văn có ý mới, người viết phải có “ý thức sáng tạo" tức là phải thường xuyên quan sát, cảm nhận và thể nghiệm cuộc sống từ góc độ mới để có những nhận xét mới mẻ. Nói cụ thể, có ba khía cạnh sau: 

Thứ nhất, quan sát cuộc sống từ góc nhìn mới. “Cuộc sống không thiếu vẻ đẹp, chỉ thiếu đôi mắt biết nhận ra vẻ đẹp”. Vì thế, nếu muốn bài văn của mình có nét mới lạ, trước tiên bạn phải biết quan sát tỉ mỉ và cảm nhận tinh tế để phát hiện những điều chưa ai nói đến đang hiện diện trong cuộc sống. Sau đó, bạn kết hợp với sự hiểu biết của mình để viết thành bài văn có ý thức sáng tạo cao. 

Thứ hai, “sáng tác” một câu chuyện mới dựa trên những tác phẩm có sẵn. Hãy chọn những tác phẩm quen thuộc để viết lại, viết tiếp. Hãy dùng ngôn ngữ của bạn để làm cho câu chuyện mới lạ hẳn lên. Điều đó sẽ thế hiện sự sáng tạo độc đáo của bạn. 

Thứ ba, khai thác những nét mới lạ từ các sự việc trong cuộc sống. Để tạo ra ý mới, bạn còn có thể đưa vào bài văn những câu chuyện mới mẽ về lối sống, nếp sinh hoạt đang được mọi người ưa chuộng. Chỉ cần những câu chuyện ấy là phát hiện của riêng bạn, chắc chắn chúng sẽ để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. 

Tám Dạng Thức Bài Văn Đạt Điểm Cao.

Bài văn có trí tưởng tượng bay bổng nhất.

Những bài văn có trí tưởng tượng bay bổng nhất luôn có cấu tứ và góc nhìn độc đáo, bất ngờ. Câu chuyện được kể trong bài văn phải chứa đựng những sự việc ly kỳ hoặc xảy ra trong bối cảnh rộng lớn. Đương nhiên, không phải mọi bài văn thuộc thể loại tưởng tượng đều có thể đoạt giải. Muốn được ban giám khảo đánh giá cao, bạn phải phát huy tối đa trí tưởng tượng của mình theo cách hợp lý, đồng thời miêu tả trọn vẹn diễn biến của câu chuyện bằng lối hành văn trôi chảy, sống động. 

Cụ thể, bạn có thể xây dựng bài văn từ những góc độ sau: 

Thứ nhất, phiêu lưu xuyên qua không gian và thời gian. Bạn có thể viết về việc người cổ đại vượt qua không gian và thời gian để đến thời hiện đại, hoặc người đương đại vượt qua không gian và thời gian để trở về quá khứ hay đi tới tương lai. Nói chung, hãy dùng trí tưởng tượng phong phú và sự liên tưởng hợp lý của bạn để sáng tạo những câu chuyện mới mẻ, thú vị; đồng thời thế hiện sự khác nhau giữa các thời đại. 

Thứ hai, xây dựng câu chuyện có nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn. Hãy để trí tưởng tượng của bạn thỏa sức bay bổng để tạo nên một câu chuyện phức tạp, có nhiều tình tiết éo le, bất ngờ. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng những nhân vật có tính cách nổi bật, đồng thời đặt nhân vật vào nhiều tình huống khó khăn, trắc trở để từ đó nêu bật tư tưởng chính của bài văn và tăng thêm sự hấp dẫn cho câu chuyện. 

Thứ ba, miêu tả nền khoa học kỹ thuật tương lai. Hãy để trí tưởng tượng của bạn cất cánh. Hãy tưởng tượng và dùng ngòi bút khéo léo của bạn để miêu tả các phát minh, sáng chế mới lạ trong tương lai với đầy đủ hình dạng, chức năng của chúng. Trong đó, hãy chú ý viết về các yếu tố khoa học kỹ thuật mới và những thay đổi mới mẻ, tốt đẹp mà chúng đem lại cho cuộc sống con người. 

Bài văn giàu ý thơ nhất.

Một bài văn tả cảnh hay thường khiến người đọc cảm thấy cảnh đẹp như đang hiện ra trước mắt và họ được hòa mình vào cảnh vật, cho dù trước đây họ chưa từng ghé thăm nơi ấy, Muốn vậy, bài văn phải giàu ý thơ. Để làm được điều này, bạn phải sử dụng linh hoạt nhiều thủ pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, liệt kê, phóng đại, v.v. đồng thời kết hợp với các yếu tố chỉ trình tự thời gian và không gian như xa gần, trong ngoài, cao thấp, v.v. 

Cụ thể, các bài văn tả cảnh cần chú ý ba khía cạnh sau: 

Thứ nhất, quan sát tỉ mỉ, nắm rõ các đặc trưng của cảnh vật; sử dụng mọi giác quan để cảm nhận và dùng lời văn tinh tế để vẽ nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. 

Thứ hai, miêu tả vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của cảnh vật. Những chi tiết tưởng chừng nhỏ bé, tầm thường có thể khiến lòng người say đắm, ngất ngây! Hãy dùng các thủ pháp tu từ như so sánh, nhân hóa và trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể để miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật một cách tinh tế, tường tận. 

Thứ ba, khéo léo lồng tình cảm vào bài văn. Trong lúc miêu tả cảnh vật, bạn hãy dùng giọng văn chân thành để bộc lộ những suy nghĩ, tư tưởng, cảm xúc chân thật của mình và gợi lên sự đồng cảm trong lòng người đọc. 

Bài văn giàu trải nghiệm nhất.

Trải nghiệm chính là những nhận thức, hiểu biết và cảm nhân mà bạn có được sau khi trải qua 

các sự việc khác nhau trong cuộc sống. Hãy dùng đôi mắt nhạy bén để khám phá những sự việc đáng chú ý ở xung quanh, sau đó nêu lên cách nghĩ của bạn về chúng và trình bày trải nghiệm của riêng mình. Hãy ghi chép lại những trải nghiệm quý báu nhất của bạn. Chỉ khi trải qua tất cả các tâm trạng đau khổ, vui vẻ, hạnh phúc, bi thương, v.v bạn mới thật sự trưởng thành. 

Trong bài văn của mình, bạn có thể viết về những kiểu trải nghiệm khác nhau; 

Thứ nhất, cảm nhân tình cảm chân thật của người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, những lời nói và việc làm mẫu mực của ông bà, cha mẹ, thầy cô, v.v. dù nhỏ nhặt, bao giờ cũng ẩn chứa sự quan tâm của họ dành cho bạn. Hãy ghi lại những trải nghiệm sâu sắc nhất mà bạn đã có với họ để thể hiện sự biết ơn chân thành của bạn dành cho họ. 

Thứ hai cảm nhận những sự việc từng yair qua trong quá trình trưởng thành. Bạn có thể viết về những sự việc đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong ký ức của bạn và qua đó thể hiện những tri thức mà bạn đã tiếp thu, những lý lẽ mà bạn đã thấu hiểu, những tình cảm chân thật mà bạn đã cảm nhận được, đồng thời nêu rõ ảnh hưởng của chúng đối với sự trưởng thành của bạn, nêu bật rằng sự trải nghiệm hiếm có này là tài sản vô giá của đời người. 

Thứ ba, những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo. Hãy đem những trải nghiệm mới mẽ nhất, mang đặc trưng của cuộc sống nhất vào bài văn; viết những điều người khác chưa từng viết; miêu tả những cảm xúc chân thật nhất trong quá trình trải nghiệm và làm nổi bật cá tính của bạn. Làm được như vậy, bạn sẽ sáng tác nên một bài văn đặc sắc! 

Bài văn khéo vận dụng các thể văn nhất.

Trong quá trình viết văn, ngoài thể văn tường thuật thường gặp nhất, các bạn học sinh có thể sử dụng các thể văn khác như nhật ký, thư tín, đồng thoại, v.v. Việc tìm được thể văn thích hợp và tận dụng đặc điểm độc đáo của thể văn ấy có thể giúp bài văn của bạn có ý mới. Nhật ký là thể loại gần gũi nhất, dùng để ghi chép các sự kiện hàng ngày trong cuộc sống một cách sống động; thư tín giúp thổ lộ tình cảm dễ dàng; đồng thoại là hình thức dùng trí tưởng tượng kỳ diệu của bạn để thể hiện linh hoạt những suy nghĩ của bản thân về cuộc sống. 

Vậy, khi sử dụng các thể văn, làm thế nào để bạn viết ra ý mới và dành được sự đánh giá cao của bạn giám khảo? Trong quá trình viết nhật ký, thư tín và đồng thoại, bạn cần chủ ý những khía cạnh sau: 

Thứ nhất, khi viết nhật ký, trước tiên bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy cách viết nhật ký, ví dụ: nêu rõ ngày, tháng, năm; sau đó, bạn tái hiện những ký ức và sự việc đáng ghi chép nhất trong ngày nhằm lưu lại các sự kiện quan trọng trong quá trình trưởng thành của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể viết một chùm nhật ký bằng cách liên tục quan sát và thuật lại một sự việc nào đó. 

Thứ hai, thư tín là phương thức giúp bạn dễ dàng thổ lộ cảm tưởng và tình cảm của bạn. Bạn có thể viết thư cho ba mẹ, thầy cô, bạn bè, v.v. Trong đó, bạn hãy thổ lộ trọn vẹn những tình cảm chân thành của bạn mà thường ngày bạn không có cơ hội thổ lộ. 

Thứ ba, khi viết đồng thoại, bạn phải chủ ý đặc điểm của thể văn này. Bạn có thể dùng hình thức đồng thoại để phản ảnh thế giới hiện thực, nêu lên các triết lý sâu sắc, thể hiện những tình cảm chân thành, rút ra các bài học hoặc châm biếm những nếp sống không lành mạnh, v.v. Nói chung, câu chuyện phải phản ánh được một đạo lý nhất định và gợi những suy nghĩ sâu sắc. 

Bài văn có tình cảm chân thật nhất.

Trong các cuộc thi viết văn, những bài văn đoạt giải đều chứa đựng tình cảm chân thành của tác giả, nhưng có một số bài văn có sức biểu cảm vượt trội, làm rung động lòng người, khiến các giám khảo xúc động. Các tác giả của những bài văn ấy đã vận dụng mọi cách thức thích hợp và ấn tượng nhất để bộc lộ trọn vẹn những tình cảm thuần phác, mộc mạc, chân thành và tha thiết nhất trong lòng mình. Để viết được một bài văn đủ sức làm “rung động lòng người”, bạn có thể sáng tác từ ba góc độ sau: 

Thứ nhất, cảm nhận tình cảm chân thật của những người xung quanh. Những vui, buồn, yêu, ghét, quan tâm, v.v. của mọi người xung quanh dành cho bạn luôn có ảnh hưởng nhất định tới bạn. Trong bài văn của mình, bạn hãy khắc họa những tình cảm chân thật nhất giữa bạn và cha mẹ, thầy cô, bạn bè, v.v. 

Thứ hai, thể hiện tình cảm chân thật đối với những sự vật xung quanh, ví dụ: những loài động vật đáng yêu, các loài cây có, v.v. Mỗi sự vật nhỏ bé, có ích đầu đáng được trân trọng. Khi viết văn, trước tiên bạn phải miêu tả vẻ ngoài rồi đến đặc điểm của sự vật, sau đó kể lại những sự việc đã xảy ra giữa bạn và sự vật đó, đồng thời bày tỏ tình cảm của bạn đối với sự vật. Có như vậy, kết cấu của bài văn mới hoàn chỉnh, phong phú. 

Thứ ba, bày tỏ tình cảm sâu sắc đối với xã hội. Trong xã hội luôn hiện diện những tình cảm chân thật, làm ấm áp lòng người. Khi viết văn, bạn có thể bày tỏ lòng yêu nước nồng nàn hoặc sự biết ơn của bạn đối với những người tuy xa lạ nhưng đang làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống, v.v. Hãy dùng đôi mắt nhạy bên để quan sát thế giới xung quanh, thế hiện phong cách và diện mạo tâm hồn của con người trong thời đại mới. 

Bài văn có kết cấu rõ ràng nhất 

Kết cấu rõ ràng là mạch suy nghĩ, văn phong phải rõ ràng, dễ hiểu, khiến người đọc xem qua là hiểu ngay. Bạn có thể sắp xếp bố cục của bài văn theo nhiều cách: phần mở bài nói khái quát, sau đó phân tích; hoặc phần mở bài nêu khái quát, phần thân bài phân tích, phần kết luận đúc kết; v.v. Như thế mới giúp giám khảo vừa nhìn vào bài văn đã thấy rõ mạch suy nghĩ và trật tự hành văn của bạn. Chỉ những bài văn có mạch suy nghĩ rõ ràng và kết cấu rành mạch mới được ban giám khảo đánh giá cao. Thông thường, có hai loại kết cấu phổ biến, đó là: 

Thứ nhất, kiểu diễn dịch. Những bài văn thuộc loại kết cấu này trước tiên nói khái quát, sau đó phân tích; phần mở bài nêu cụ thể trọng tâm miêu tả, giúp người đọc hiểu rõ nội dung cốt lõi của bài văn; phần thân bài từng bước phân tích, liệt kê, tả chi tiết, giải thích cụ thể nội dung đã nêu ở phần mở bài. Phần kết luận kết thúc đơn giản bằng một vài câu, giúp kết cấu của bài văn được trọn vẹn. 

Thứ hai, kiểu tổng phân hợp. Những bài văn thuộc loại kết cấu này có phần mở bài nêu khái quát trải nghiệm hoặc nhận thức của bạn về toàn bộ câu chuyện; phần thân bài đưa ra ví dụ, phân tích chi tiết, thuật lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện; phần kết luận tổng kết toàn bài sao cho ăn khớp với phần mở bài. Cách viết này sẽ giúp bài văn có tầng lớp rõ ràng và khiến người đọc cảm giác bài văn là một “khối”. 

(Sưu tầm)

Lonale59.com

No comments:

Post a Comment

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages