Giới thiệu các dạng bài văn nghị luận Thcs (phần 3) - Những Bài Văn Mẫu Hay, Cách Luyện Viết Văn Hay Điểm Cao.

Những bài văn mẫu hay chọn lọc. Những bài văn nghị luận xã hội chọn lọc, Phương pháp làm văn tự sự miêu tả, Luyện viết văn hay đạt điểm cao. Tổng hợp và tuyển chọn những bài văn mẫu hay chọn lọc các cấp học từ lớp 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12. Sách văn mẫu tham khảo dành cho các em học sinh như 100 bài văn hay, 270 đề và bài văn hay, 199 bài văn hay, những bài văn mẫu, bồi dưỡng năng khiếu ngữ văn.

Boxed(True/False)

test banner

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Giới thiệu các dạng bài văn nghị luận Thcs (phần 3)

Share This

Giới thiệu các dạng bài văn nghị luận trung học cơ sở.


Nghị luận xã hội.


1. Đặc trưng của kiểu bài nghị luận xã hội.


Văn bản nghị luận được tạo lập nhằm giải quyêt một vấn đề nào đó đặt ra , trong cuộc sống. Người viết sẽ trình bày các tư tưởng quan điểm của mình về vấn đề đặt ra nhằm thuyết phục người đọc tán thành và làm theo. Vấn đề càng có ý nghĩa xã hội sâu rộng, văn bản nghị luận càng có giá trị. Nghệ Thuật nghị luận càng sắc bén, chặt chẽ. Văn bản càng có tác dụng rộng rãi và mạnh mẽ. Nghị luận Xặ hội là một lĩnh vực rất rộng lớn, từ bàn bạc những sự việc, hiện tượng đới sống đến bản luận những vấn đề chính trị, chính sách, từ những vấn đề đạo đức, lôi sống đến những vấn đề có tầm chiến lược, những vấn đề tư tưởng triết lí.

Nghị luận xã hội có hai hình thức cơ bản:

Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

2 Nghi luận về một sự việc hiện tượng đời sống.


Cơ sở của bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:

Vốn sống của học sinh bắt đầu từ nhận thức về từng sự việc trong đời sống hàng ngày: một vụ cải lộn, đánh nhau, vụ đụng xe dọc đường, việc quay cóp khi làm bài, hiện tượng nói tục, chửi bậy, thói ăn vặt xả rác, trẻ em hút thuốc lá. đam mê trò chơi điện tử, bỏ bê học tập… Các sự việc, hiện tượng như thế học sinh nhìn thấy hàng ngày ở xung quanh nhưng ít có dịp suy nghĩ, phân tích, đánh giá chúng về các mặt đúng : sai, lợi hại, tốt xấu... 

Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống bắt nguồn từ sự việc, hiện tương cụ thể xung quanh, không xa lạ vời các em. Và từ những suy nghĩ của bản thân mà các em viết thành bài văn nghị luận nêu quan niệm và cách đánh giá đúng đắn của mình trước những sự việc, hiện tương đó. Có thể coi đây là một hình thức nghị luận phù hợp với kinh nghiệm lứa tuổi và trình độ suy luận của học sinh. Về xuất phát điểm, bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sông xuất phát từ thực tế đời sống mà nêu tư tưởng, bày tỏ thái độ.

Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:

+ Nghi luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê, hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

+ Đặc điểm nổi bật của bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống là phải bắt đầu từ những sự việc hiện tượng có thật trong cuộc sống hàng ngày mà chính các em cũng nhìn thấy, nghe thấy hoặc tham gia rồi mới rút ra những nhận xét đánh giá mang tính khái quát.

+ Yêu cầu nội dung của bài nghị luận này là phải nêu lên được sự việc hiện tượng có vấn đề phân tích mặt sai, mặt đứng, mặt lợi, mặt hại của nó. Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái đó ý kiến của người viết, định hướng hành động.

+ Về hình thức bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác sống động.

Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:


Các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:

+ Bước 1 Tìm hiểu đề và tìm ý:

Tìm hiểu đề: Tức là tìm hiểu những yêu cầu về nội dung và hình thức của bài viết. Sự việc hiện tương cần nghị luận là gì. (Xác định luận điểm tổng quát).

Các hình thức nghị luận cần sử dụng.

Tìm ý: Tức là tìm những ý chính sẽ triển khai trong bài văn. (Các định luân điểm chính cần triển khai để làm sáng tỏ luận điểm tổng quát).

+ Bước 2 Lập dàn ý, bổ sung dàn ý.

Mở bài: Giới thiệu sự việc hiện tương cần nghị luận (Nêu luận điểm tổng quát).

Thân bài: Lần lượt làm sáng tỏ các luận điểm bằng lí lẽ và dẫn chứng (sự việc hiện tượngng cần nghị luận qua liên hệ thực tế phân tích các mặt đánh giá).

Kết bài: Khẳng định lại sự việc hiện tương cần nghị luận.

+ Bước 3 Viết bài hoàn chính: Sau khi lập dân ý tiến hành viết bài hoàn chỉnh. 

+Bước 4 Kiểm tra và sửa chữa văn bán: Cần chủ ý sửa các lỗi chính tá, điểm ngữ pháp.

Bố cục của bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.


 Mở bài: Giới thiệu sự việc hiện tượng cần nghị luận nêu luận điểm tổng quát.

Thân bài:

Gọi Tên sự việc hiện tượng cần nghị luận. Chỉ ra biểu hiện cụ thể của sự việc hiện tượng cần nghị luận. 
Phân tích nguyên nhân của sự việc hiện tượng cần nghị luận chỉ ra hậu quả hạt hoặ ích lợi của sự việc hiện tượng cần nghị luận. Đề xuất các biện pháp phát huy hoạch khắc phục bày tỏ ý kiến cá nhân.

Kết luận: Thẩm định lại sự việc hiện tượng cần nghị luận liên hệ bản thân.

Những bài mẫu văn chọn lọc.




No comments:

Post a Comment

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages