Giới thiệu tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Bài văn mẫu hay lớp 8 rèn luyện kỹ năng viết văn hay điểm cao.
Giới thiệu tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Bài văn mẫu hay lớp 8 rèn luyện kỹ năng viết văn hay điểm cao. |
Sau 10 năm kháng chiến gian khổ và quyết liệt, tháng 1 năm 1428, nhân dân ta dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi, đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước. Sau chiến thắng, Lê Lợi tổ chức phong thưởng cho tướng lĩnh và chính thức lên ngôi hoàng để. Nguyễn Trãi thay mặt nhà vua viết Bình Ngô đại cáo (Đại cáo bình Ngô chữ Ngô ở đây là chỉ nhà Minh) để tuyên bố cho toàn dân biết rõ công cuộc cứu nước, trải qua nhiều nguy nan đã thắng lợi, từ đây dân tộc bước vào một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên hòa bình, thống nhất.
Tác phẩm của Nguyễn Trãi có tên là Đại cáo bình Ngô, nghĩa là tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô. Tên Bình Ngô đại cáo là cách đảo lại tựa đề cho dễ hiểu, chứ chưa hẳn là dịch. Chữ Ngô ở đây là cách gọi của người Việt xưa đối với thế lực phong kiến phương Bắc.
Bài văn được viết theo thể cáo, thể văn biến ngẫu, ra đời nhằm công bố sự kiện trọng đại của quốc gia hoặc sau một cuộc kháng chiến lâu dài. Đây là văn kiện chính luận, không phải lúc nào người ta cũng dùng.
Bài cáo chia làm bốn phần:
Phần 1 (từ đầu đến chứng cớ còn ghi): nêu chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
Phần 2 (Vừa rồi... chịu được): tố cáo tội ác của giặc Minh.
Phần 3 (Ta đây ... xưa nay): thuật lại quá trình kháng chiến.
Phần 4 (Xã tắc... Ai nấy đều hay): tuyên bố kết thúc chiến tranh mở ra kỉ nguyên hòa bình, khẳng định địa vị, tư thế của đất nước.
Bình Ngô đại cáo là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại, nêu cao lòng tự hào, niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi của chính nghĩa, ca ngợi tài năng lãnh đạo và cả khí phách hào hùng của dân tộc.
Bình Ngô đại cáo tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có nên mãi mãi là áng thiên cổ hùng văn.
Bài cáo thể hiện năng lực cấu trúc tác phẩm nghệ thuật đạt đến trình độ hoàn chỉnh, năng lực tư duy hình tượng sắc sảo, biến hóa, hấp dẫn phù hợp với cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
Bài văn mẫu hay lớp 8 rèn luyện kỹ năng viết văn hay điểm cao.
No comments:
Post a Comment