Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O.Hen-ri) về nội dung câu chuyện, nhân vật, hình tượng chiếc lá. Qua đó rút ra ý nghĩa của chuyện. - Những Bài Văn Mẫu Hay, Cách Luyện Viết Văn Hay Điểm Cao.

Những bài văn mẫu hay chọn lọc. Những bài văn nghị luận xã hội chọn lọc, Phương pháp làm văn tự sự miêu tả, Luyện viết văn hay đạt điểm cao. Tổng hợp và tuyển chọn những bài văn mẫu hay chọn lọc các cấp học từ lớp 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12. Sách văn mẫu tham khảo dành cho các em học sinh như 100 bài văn hay, 270 đề và bài văn hay, 199 bài văn hay, những bài văn mẫu, bồi dưỡng năng khiếu ngữ văn.

Boxed(True/False)

test banner

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O.Hen-ri) về nội dung câu chuyện, nhân vật, hình tượng chiếc lá. Qua đó rút ra ý nghĩa của chuyện.

Share This
Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O.Hen-ri) về nội dung câu chuyện, nhân vật, hình tượng chiếc lá. Qua đó rút ra ý nghĩa của chuyện. 
Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O.Hen-ri) về nội dung câu chuyện, nhân vật, hình tượng chiếc lá. Qua đó rút ra ý nghĩa của chuyện. 

Chiếc là cuối cùng là tác phẩm của nhà văn bậc thầy ở Mĩ, nhà văn 0.Hen-ri. Ông tên thật là Uy-liêm Xit-nây Po-tơ. Thời trẻ, để kiếm sống ông đã lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau, có lần bị giam giữ trong ba năm. Ông lấy bút danh 0.Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mĩ lập một giải thưởng mang tên 0.Hen-ri để tặng cho các truyện ngắn hay hằng năm. 

Câu chuyện được đặt trong bối cảnh của một khu phố tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ ở phía tây công viên Oa-sinh-tơn, trong khu phố tồi tàn đó có một ngôi nhà ba tầng, đó chính là căn nhà nơi nhân vật chính trong truyện trú ngụ. Thời điểm được xác định là tháng mười một, khi gió lạnh mùa đông bắt đầu tràn về. Hai nữ họa sĩ trẻ và nghèo là Giôn-xi và Xiu đến thuê chung một căn phòng ở tầng trên cùng của căn nhà. Cụ Bơ-men cũng là một họa sĩ nghèo sống ở tầng dưới cùng. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi và cảm thấy không muốn sống nữa mặc cho Xiu hết lời động viên và nhiệt tình chăm sóc. Hằng ngày Giôn-xi nằm quay mặt ra cửa sổ, nhìn những chiếc lá trên cây thường xuân rụng dần và đếm những chiếc lá còn lại. Cô nghĩ rằng khi chiếc là cuối cũng rời khỏi cành thì cũng là lúc cô phải lìa xa cõi đời. Tâm trạng bi quan của Giôn-xi cứ kéo dài và đến tai cụ Bơ-men. Vào một đêm mưa tuyết khủng khiếp, khi chiếc là cuối cùng trên cây đã rụng, cụ Bơ-men đã vẽ một chiếc lá thường xuân thay cho chiếc là cuối cùng. Tuyệt tác của cụ Bơ-men đã cứu sống Giôn-xi nhưng cụ lại ốm nặng và qua đời. 

Chiếm vị trí trung tâm của truyện chính là hình ảnh từng chiếc lá trên cây thường xuân già rụng dần. Đó là một hình tượng giàu tính nghệ thuật: một cây thường xuân già cỗi đã cạn nhựa sống chỉ còn lại bộ xương khẳng khiu với mấy chiếc lá và bám vào bức tường đổ nát. Đây chính là hình ảnh về cuộc đời cô đơn, mòn mỏi của ba người nghệ sĩ. 

Mỗi chiếc lá rụng lại gợi cảm giác rằng cuộc đời đang lụi tàn dần, mỗi phút trôi qua là một phút mất mát: nét tươi tốt dần tan biến nhường chỗ cho vẻ héo hắt, xơ xác.

Mỗi nhân vật trong truyện là một tính cách, một số phận. Xiu là một nữ họa sĩ nghèo phải nhận vẽ minh họa cho một tạp chí, bán tranh cho lão chủ bút để kiếm tiền chăm sóc Giôn-xi, mua rượu Boóc-đô cho đứa em ốm, mua sườn lợn để đáp ứng cho cái tính báu ăn của mình. Giôn-xi là một nữ họa sĩ trẻ khát khao được vẽ vịnh Na-plơ, bản thân chị bị viêm phổi nặng và sống nhờ vào sự chăm sóc hết lòng của Xiu; Giôn-xi chán chường và không chút hi vọng, cứ nhìn qua cửa số đếm từng chiếc lá thường xuân rơi rụng, mỏi mòn đợi chiếc là cuối cùng lìa cành, xem đó là khoảnh khắc cuối cùng của đời cô. Bơ-men là một họa sĩ già, thường làm mẫu vẽ cho các nghệ sĩ cùng xóm. 

Chiếc lá thường xuân vẽ trên tường vào một đêm mưa tuyết khủng khiếp là tuyệt tác của cụ Bơ-men. Nó đã giúp Giôn-xi lấy lại cuộc sống của mình. 

Với đức hi sinh cao cả và tài năng tuyệt vời với tâm hồn của một nghệ sĩ giàu lòng nhân ái, cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá thường xuân định mệnh. Chiếc lá được vẽ trong một đêm lạnh buốt khủng khiếp dưới ánh sáng của một chiếc đèn báo với vài chiếc bút lông rơi vung vải và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn lộn. 

Bơ-men vẽ chiếc lá với mục đích giành lại sự sống cho Giốn-xi. Và quả thật tuyệt tác đó đã có tác dụng mầu nhiệm đưa Giôn-xi trở về với cuộc sống, với niềm mơ ước sáng tạo của người nghệ sĩ trẻ. 

“Chiếc là cuối cùng” mà cụ Bơ-men vẽ không những là một tác phẩm kiệt xuất về mặt nghệ thuật vì nó giống như thật, mà còn là biểu tượng của lòng nhân ái, đức hi sinh cao cả, sự quên mình để bảo tồn sự sống cho người khác. Như vậy, truyện đã “ca ngợi tình yêu thương con người, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao quý của nghệ thuật là hãy yêu thương và hi sinh sự sống vì con người”. 

Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O.Hen-ri) về nội dung câu chuyện, nhân vật, hình tượng chiếc lá. Qua đó rút ra ý nghĩa của chuyện. 

No comments:

Post a Comment

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages