Giới thiệu đoạn trích Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp) của Nguyễn Ái Quốc. Bài văn mẫu hay lớp 8. - Những Bài Văn Mẫu Hay, Cách Luyện Viết Văn Hay Điểm Cao.

Những bài văn mẫu hay chọn lọc. Những bài văn nghị luận xã hội chọn lọc, Phương pháp làm văn tự sự miêu tả, Luyện viết văn hay đạt điểm cao. Tổng hợp và tuyển chọn những bài văn mẫu hay chọn lọc các cấp học từ lớp 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12. Sách văn mẫu tham khảo dành cho các em học sinh như 100 bài văn hay, 270 đề và bài văn hay, 199 bài văn hay, những bài văn mẫu, bồi dưỡng năng khiếu ngữ văn.

Boxed(True/False)

test banner

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Giới thiệu đoạn trích Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp) của Nguyễn Ái Quốc. Bài văn mẫu hay lớp 8.

Share This
Luyện viết văn hay giới Thiệu tuyển chọn những bài văn mẫu hay lớp 8 để các bạn đọc tham khảo. Bồi dưỡng học sinh giỏi văn, rèn luyện kỹ năng viết văn hay trong chương trình tập làm văn lớp 8.


Giới thiệu đoạn trích Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp) của Nguyễn Ái Quốc. Bài văn mẫu hay lớp 8. 

Giới thiệu đoạn trích Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp) của Nguyễn Ái Quốc. Bài văn mẫu hay lớp 8.

Bài làm văn mẫu hay.

Thuế máu là chương đầu trong 12 chương của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. Chương này chia làm ba phần: 
Phần đầu: Chiến tranh và người bản xứ. 

Ở phần này tác giả đã bóc trần giọng lưỡi phản trắc, giả dối của bọn thực dân cáo già là “toàn quyền lớn”, “toàn quyền bé”. Để đẩy dân bản xứ vào cuộc chiến tranh, chúng vuốt ve đưa ra những lời đường mật! Từ là dân “An-nam-mít bẩn thỉu” chỉ đối xử bằng dùi cùi, roi vọt nay bỗng nhiên được tôn là “những con yêu", "những bạn hiền!” Kết quả là họ phải lìa xa gia đình và vợ con, bỏ xác trên bờ sống Mác-nơ trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ. 


Cuối phần này, tác giả tố cáo nỗi đau của nhân dân bản xứ bằng những hình tượng đầy ấn tượng. Đó là “kẻ cầm súng thì bỏ xác nơi chiến địa để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”. Còn những “lính thợ” ở hậu phương thì nhiễm luồng khí độc “ khạc ra từng miếng phổi ” Cuối cùng trong số 70 vạn người bản xứ thì có 8 vạn không bao giờ còn thấy mặt trời quê hương nữa! 

Phần hai: Tác giá lên án cái gọi là “chế độ lính tình nguyện”. 

Ở phần này tác giả đã phơi bày nỗi khổ của dân bản xứ bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưu sai và bị cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện, đến nay còn thêm cái nạn “mô hình” nữa. Đây thực chất là một thứ “thuế máu”. 

Dân bản xứ bị săn bắt như một thứ “vật liệu biết nói”! Sự thật thì cái chế độ “lính tình nguyện” ấy là “lùa” những người khỏe mạnh, nghèo khổ vào nơi giam giữ để khỏi bỏ trốn. Cuối cùng họ phải chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra”. 


Có người phải tìm cách hủy hoại cả thân thể để mong thoát nạn bắt lính như tự làm cho mình đau mắt toét chảy mũ, tìm cách xát vào mắt bằng vôi sống hay mù của lệnh lậu. 

Trong khi đó thì bọn “chóp bu” là toàn quyền Đông Dương lại vuốt ve: “Các bạn đã tấp nập đầu quân… các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương". 

Tác giả đã lật tẩy những chiêu bài mị dân của bọn thực dân bằng cách nêu lên cánh biểu tình chống bắt lính ở Cao Miên, và những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hòa. 

Phần ba: Tác giá lên tiếng tố cáo bọn thực dân đã lật lọng nuốt lời khi người “chiến-sĩ bảo vệ công lí và tự do” trở về thì mặc nhiên trở lại giống người bẩn thỉu. 

Hơn thế nữa, Bác còn phơi bày “tim đen” của chúng trong một việc mà chính quyền thuộc địa đã phạm tới hai tội ác: 

Một mặt chúng vẫn chưa dừng tay lôi kéo thêm nạn nhân vào cuộc huynh đệ tương tàn. Chúng đối xử rất tàn tệ với những ai còn tấm thân tàn trở lại quê hương! Khi bước chân xuống tàu họ bị lột hết các thứ tự mình mua sắm được. Họ được xếp như “lợn” dưới hầm tàu thiếu ánh sáng và không khí. Tồi tệ hơn nữa chúng còn đón chào họ bằng lời diễn văn đẩy lật lọng, bất nhân: “Các anh đã bảo vệ tổ quốc… Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi. 


Mặt khác nếu là thương binh Pháp mất một phần thân thể và vợ của người tử sĩ thì được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện để tiếp tục vung tay đầu độc gây thêm tệ nạn xã hội. Cuối cùng tác giả như nói với thương binh và quả phụ của chiến tranh rằng đó là món quà nhơ nhớp chỉ nên đá văng đi. 

Bằng một nghệ thuật tương phản và nhắc lại giọng lưỡi của bọn thực dân, tác giả đã khái quát lên một thứ thuế nữa được đặt ra bên cạnh cái thuế thân là thuế máu. 

Thuế máu chỉ là một chương của Bản án chế độ thực dân Pháp nhưng vẫn đầy đủ tính chất là bài luận, vẫn có giá trị tố cáo tội ác của thực dân Pháp và thức tỉnh đồng bào. 

Tuyển chọn những bài văn mẫu hay lớp 8.

No comments:

Post a Comment

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages