Phương pháp làm văn nghị luận. - Những Bài Văn Mẫu Hay, Cách Luyện Viết Văn Hay Điểm Cao.

Những bài văn mẫu hay chọn lọc. Những bài văn nghị luận xã hội chọn lọc, Phương pháp làm văn tự sự miêu tả, Luyện viết văn hay đạt điểm cao. Tổng hợp và tuyển chọn những bài văn mẫu hay chọn lọc các cấp học từ lớp 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12. Sách văn mẫu tham khảo dành cho các em học sinh như 100 bài văn hay, 270 đề và bài văn hay, 199 bài văn hay, những bài văn mẫu, bồi dưỡng năng khiếu ngữ văn.

Boxed(True/False)

test banner

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Phương pháp làm văn nghị luận.

Share This

Phương pháp làm văn nghị luận (phần 2).


2. Các bước làm bài văn nghị luận.


 + Bước 1 Tìm hiểu đề và tìm ý:

 Tìm hiểu để: Tức là tìm hiểu những yêu cầu về nội dung và hình thức của bài viết. (vấn đề nghị luận là gì, bằng hình thức nào).
Tìm ý: Tức là tìm những ý chính (luận điểm) sẽ triển khai trong bài. 

+ Bước 2: Lập dàn ý, bổ sung ý cho dàn bài hoàn chính. 

+ Bước 3: Viết bài hoàn chính: Sau khi lập dàn ý tiến hành viết bài hoàn chỉnh, bổ sung ý cho dàn bài hoàn chính.

+ Bước 4: Kiểm tra và sửa chữa văn bản: cần chủ ý sửa các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. 

3. Các phương pháp làm bài văn nghị luận.


* Nhận thức đúng vấn đề trọng tâm mà để yêu cầu làm sáng tỏ. Đây là một yêu cầu hết sức cần thiết khi làm văn nghị luận Bởi vì mỗi đề văn, nhất là đề văn hay, người ra đề ngoài những yêu câu bình thường luôn cài đặt những ẩn ý sâu xa mà vừa đọc chưa hắn ta đã nhận ra ngay. Bởi thế phải suy nghĩ để phát hiện và đáp ứng được vấn đề trọng tâm cần bàn bạc và làm sáng tỏ. 

* Để nhận thức đúng đắn đề cần trả lời được những câu hỏi: 

Vấn đề thực chất được nêu lên và buộc người viết phải bàn bạc là gì? 

Đề văn này thuộc loại đề nào? nghị luận văn học hay nghị luận xã hội? 

Nếu là nghị luận văn học thì thuộc nhóm nào (về một tác phẩm một đoạn trích về thơ hay văn xuôi). 

Nếu là nghị luận xã hội thì thuộc nhóm nào (nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống hay một vấn đề về tư tưởng, đạo lý). 

Bài yêu cầu vận dụng những thao tác nghị luận nào? 

Phạm vi kiến thức cần huy động và làm sáng tỏ là gì? (Kiến thức lí luận văn học, lịch sử văn học, tác phẩm tác giả). 

* Hình thành được hệ thống ý làm sáng tỏ vấn đề trọng tâm.

+ Tìm ý. Đây là ý mà để bài đặt ra, gồm 2 bước: 

Dựa vàọ yêu cầu và chỉ dẫn của đề để tìm ra vấn đề trọng tâm và các ý lớn mà bài viết cần làm sáng tỏ. Tìm các ý nhỏ bằng cách đặt ra các câu hỏi, vận dụng những hiểu biết về văn học và cuộc sống, xã hội để trả lời câu hỏi đó. chẳng hạn. Nó là gì? (giới thiệu các thuật ngữ, khái niệm khó trong đề). Nói như thế nghĩa là thế nào? (Nói như thế có đúng không? tại sao lại có thể nói như thế? Căn cứ vào đâu? Điều ấy thế hiện trong văn học và cuộc sống như thế nào? Câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào (Với nhà văn, người đọc lịch sử văn học).

Với nghị luận xã hội hay nghị luận văn học việc tìm ra được các ý, tìm được Các ý hay càng khó và xây dựng được một dàn ý hoàn chỉnh đúng đắn lại càng khó. Bởi vậy chúng ta đặt ra các câu hỏi sau đó cần lật đi, lật lại vấn để dưới nhiều góc độ để tìm ra những ý đúng nhất hay nhất. 

Trước một đề văn người làm bài phải nêu lên được cách hiểu (nhận thức đề) và những ý cơ bản cần đạt được trong bài viết. 

                    Phương pháp làm văn nghị luận.

Những bài văn mẫu hay.


No comments:

Post a Comment

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages