Phương pháp làm văn nghị luận. - Những Bài Văn Mẫu Hay, Cách Luyện Viết Văn Hay Điểm Cao.

Những bài văn mẫu hay chọn lọc. Những bài văn nghị luận xã hội chọn lọc, Phương pháp làm văn tự sự miêu tả, Luyện viết văn hay đạt điểm cao. Tổng hợp và tuyển chọn những bài văn mẫu hay chọn lọc các cấp học từ lớp 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12. Sách văn mẫu tham khảo dành cho các em học sinh như 100 bài văn hay, 270 đề và bài văn hay, 199 bài văn hay, những bài văn mẫu, bồi dưỡng năng khiếu ngữ văn.

Boxed(True/False)

test banner

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Phương pháp làm văn nghị luận.

Share This

Phương pháp làm văn nghị luận (phần 3).


4. Bố cục của bài văn nghị luận:

 * Mở bài: Nêu luận điểm tổng quát (Giới thiệu vấn đề nghị luận). Cấu tạo đầy đủ thường gồm: Lời dẫn vào đề, nêu vấn đề. giới hạn vấn đề



+ Thân bài: Là phần trọng tâm của văn bản, thường gồm nhiều ý sắp xếp theo Một trình tự nhất định làm sáng tỏ luận điểm. Giữa các ý có sự liên kết cả về nội dung và hình thức. Cấu tạo thường là:

Luận điểm 1: Luận cứ 1 Luận cứ 2…

Luận điểm 2: Luận cứ 1 Luận cứ 2...

Luận điểm 3: Luận cư 1 Luân cứ 2…

+ Kết bài: Khép lại vấn đề nghị luận. Có thể định hướng hành động hoặc khẳng định nội dung nghị luận. 

5. Yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: 


Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: 

Bài văn nghị luận hay luôn là những bài văn không chỉ có sự sáng suốt, mạch lạc chặt chẽ của trí tuệ, nó còn được viết ra từ sự rung động tha thiết của trái tim con người. Do vậy, biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong văn nghị luận để góp phần tạo nên bài văn nghị luận hay Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận được biểu đạt thông qua từ ngữ câu giọng văn và cả trong nội dung bài viết. 

Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận:

Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận được dùng để kể, tả lại một chi tiết, một sự việc, nhân vật cảnh vật nào đấy. Hai yếu tố này được dùng làm dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ cho lý lẽ trong bài nghị luận. Nhiều khi chỉ vì thiếu sự kế lại hay tả lại ấy mà nội dung nghị luận không được sáng tỏ, khiến bài văn nghị luận kém sức thuyết phục. 

Lưu ý về việc sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: Đây chỉ là những yêu tố bổ trợ làm tăng hiệu quả và giá trị biểu đạt của bài văn nghị luận. Bởi vậy khi sử dụng cần phải xuất phát từ nhu cầu nghị luận. Không lạm dụng để làm mờ nhạt vai trò của nghị luận và lấn sang kiểu văn bản khác. 

                 Phương pháp làm văn nghị luận.

Những bài văn mẫu hay.


No comments:

Post a Comment

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages