Những Bài Văn Mẫu Đoạt Giải Dành Cho Học Sinh. - Những Bài Văn Mẫu Hay, Cách Luyện Viết Văn Hay Điểm Cao.

Những bài văn mẫu hay chọn lọc. Những bài văn nghị luận xã hội chọn lọc, Phương pháp làm văn tự sự miêu tả, Luyện viết văn hay đạt điểm cao. Tổng hợp và tuyển chọn những bài văn mẫu hay chọn lọc các cấp học từ lớp 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12. Sách văn mẫu tham khảo dành cho các em học sinh như 100 bài văn hay, 270 đề và bài văn hay, 199 bài văn hay, những bài văn mẫu, bồi dưỡng năng khiếu ngữ văn.

Boxed(True/False)

test banner

Post Top Ad

Responsive Ads Here
Bài văn giàu cá tính nhất.

Cá tính trong bài văn là gì? Nói một cách đơn giản, đó chính là dùng ngôn ngữ riêng của mình để ghi lại những sự việc có thật trong cuộc sống và song song đó trình bày quan điểm độc đáo của bản thân. Những bài văn “có cá tính” luôn hấp dẫn người đọc và khiến họ tán thưởng, từ đó để đạt điểm cao. Vậy làm thế nào để viết được bài văn có cá tính nhất? Có ba khía cạnh cần chủ ý như sau:

Một, quan điểm phải có cá tính. Trong bài văn của mình, trước tiên bạn cần xác định rõ quan điểm của bạn đối với các sự việc có thật trong cuộc sống là ủng hộ hay phản đối, biểu dương hay phê bình; kế đó, bạn trình bày cụ thể ý kiến của minh về các sự việc ấy; cuối cùng, bạn nêu lên lập trường của bản thân.

Hai, hình thức phải có cá tính. Bạn có thể thể hiện cá tính trong hình thức của bài văn bằng nhiều cách, chẳng hạn: khi cấu từ bài văn, bạn có thể đặt những tiêu đề nhỏ và đặc sắc cho các đoạn văn để vừa biểu đạt ý lớn của đoạn văn vừa thể hiện cá tính của mình.

Ba, ngôn ngữ phải có cá tính. Cá tính trong ngôn ngữ nghĩa là phong cách ngôn ngữ của bạn phải khác với mọi người, chẳng hạn: bạn có thể dùng ngôn ngữ hài hước để thể hiện nét đáng yêu, hoạt bát, v.v. Ngôn ngữ giàu cá tính chắc chắn sẽ làm bài văn thêm đặc sắc.



Bài văn: Mẹ ơi, Con muốn nói với mẹ.

Mẹ ơi, hôm nay con nhất định phải nói với mẹ một điều con đã giữ kín trong lòng từ rất lâu.

Mẹ ơi, từ lúc chào đời, con đã được mẹ ấp ủ, bảo bọc, nâng niu và yêu thương hết mực. Mẹ đã cho con dòng sữa ngọt ngào, là chỗ dựa vững chắc khi con đi chập chững, là chiếc nôi êm ái để con tựa vào say sưa ngủ. Còn nhớ lần đầu tiên dẫn con đi học, mẹ nắm chặt tay con suốt quãng đường tới trường. Khi qua đường, nhìn dòng xe cộ đang lao vun vút, con sợ hãi nép sát vào mẹ. Trong tay mẹ, con an tâm băng qua đường. Nhưng mẹ ơi, nay con đã lớn, con muốn được tự bước đi trên đôi chân của chính mình. (Ngay từ những lời đầu tiên, tác giả tí hon đã tỏ rõ quan điểm của mình: “muốn được tự bước đi trên đôi chân của chính mình ”.) Con muốn được tự mình đến trường, tự mình sang nhà ngoại. Mẹ sợ trên đường nhiều xe cộ nên không cho con đi. Nhưng mẹ ơi, nếu cứ nép sát vào mẹ, hẳn con sẽ trở thành một đứa trẻ nhút nhát, yếu đuối, vô dụng và không thể trưởng thành. Tin rằng mẹ cũng không muốn con của mẹ trở thành một đứa trẻ như vậy.

Mẹ ơi, từ nhỏ đến lớn, mỗi ngày ba bữa con đều được mẹ nấu cho con ăn. Con biết trong mỗi món ăn đều chan chứa tình yêu của mẹ. Con cũng muốn bắt chước mẹ, gửi tình yêu của con dành cho ba mẹ vào những món ăn do chính tay mình làm. Nhưng lần trước, khi con muốn nấu ăn cho cả nhà, mẹ không cho và nói: “Không được, nhỡ con bị phỏng thì sao?”. Nhưng mẹ ơi, nếu mẹ không cho con học nấu ăn, mai này làm sao con biết “nêm” tình yêu của mình dành cho những người con yêu thương vào các món ăn như mẹ? Nếu mẹ để con học nấu ăn, hắn khi mẹ đi công tác, ba và con đã không phải ăn cơm hộp như mọi lần.

Mẹ ơi, ngay cả những việc đơn giản như gọt trái cây cho cả nhà ăn tráng miệng sau mỗi bữa cơm, mẹ cũng không cho con làm. Thấy con vừa cầm đến dao, mẹ đã hốt hoảng: “Không được, coi chừng đứt tay đó con!”. Nhưng mẹ ơi, nếu việc nhỏ nhặt như vậy con cũng không tự mình làm được, thì sau này, khi gặp những việc lớn trong cuộc đời, con biết xoay xở ra sao? (Tác giả tí hon nêu ra ba ví dụ, thể hiện rõ" tâm lý phiền não của mình đối với sự bảo bọc quá mức của mẹ. )

Tuần trước, khi cả lớp thảo luận về để tài “Lòng biết ơn”, thầy giáo hỏi con cách con thể hiện lòng biết ơn đối với ba mẹ và con đã trả lời: “Thưa thấy, chỉ cần học thật giỏi ạ ”. Nghe xong, các bạn con đều cười ồ. Sau, con biết rằng, để thể hiện lòng biết ơn đối với ba mẹ, con không chỉ cần học giỏi mà còn phải biết giúp đỡ ba mẹ làm việc nhà để ba mẹ đỡ vất vả sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nghe thấy và các bạn giải thích, con hổ thẹn và buồn biết bao!

Mẹ ơi, trong vườn nhà mình có hai cây con: một cây mọc dưới bóng râm, một cây mọc trên khoảnh đất trống ở giữa vườn.

Cây con mọc dưới bóng râm ban đầu xanh tốt nhưng sau càng ngày càng còi cọc do bị cớm năng; còn cây con mọc trên khoảnh đất trống tuy có lúc lá của nó bị héo úa dưới sức nóng của ánh mặt trời, nhưng càng ngày nó càng lớn lên, vươn cành, trổ lá. Xin mẹ cho con được làm cây con mọc trên khoảnh đất trống, được tôi luyện qua nắng mưa, gió bão để trở nên mạnh mẽ, xanh tốt, sum suê, mẹ nhé! (Tác giả tí hon sử dụng thủ pháp ẩn dụ, dùng hình ảnh cây con để thể hiện khao khát tự lập)
(Tác giả: Lý Kim Lâm.)

Nhận xét:

Trong bài văn này, mạch suy nghĩ của tác giả tí hon rất rõ ràng, Phần mở bài trực tiếp nói rõ rằng “con” có một điều nhất định phải nói với mẹ. Tiếp theo, tác giả tí hon dùng các ví dụ, lý lẽ và tình cảm để thuyết phục mẹ cho phép mình tự lập. Kết bài dùng hình ảnh ẩn dụ để lập lại mong muốn trên. Bài văn có tình cảm chân thành, cảm động, thể hiện rõ quan điểm của tác giả tí hon, từ đó gọi sự suy nghĩ sâu xa trong lòng người đọc.

(Sưu tầm)

Lonale59.com

No comments:

Post a Comment

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages