Bài văn thuyết minh hay - Những Bài Văn Mẫu Hay, Cách Luyện Viết Văn Hay Điểm Cao.

Những bài văn mẫu hay chọn lọc. Những bài văn nghị luận xã hội chọn lọc, Phương pháp làm văn tự sự miêu tả, Luyện viết văn hay đạt điểm cao. Tổng hợp và tuyển chọn những bài văn mẫu hay chọn lọc các cấp học từ lớp 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12. Sách văn mẫu tham khảo dành cho các em học sinh như 100 bài văn hay, 270 đề và bài văn hay, 199 bài văn hay, những bài văn mẫu, bồi dưỡng năng khiếu ngữ văn.

Boxed(True/False)

test banner

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Bài văn thuyết minh hay

Share This

Văn thuyết minh " Giới thiệu về một món ăn đặc sản quê hương".

Là một đất nước có truyền thống lâu đời làm nghề trồng lúa nước, Việt Nam có biết bao đặc sản được sáng tạo từ hạt gạo: bánh chưng,bánh giầy, bánh đúc, bánh cuốn, bánh tráng, bánh đa... nhưng thanh tao hơn cả là bánh cốm.

Nguyên liệu làm bánh cốm là gạo nếp và đậu xanh. Loại gạo nếp làm bánh cốm là gạo nếp ngon được chế biến ra cốm, dùng làm vỏ bánh. Nhân bánh làm từ đậu xanh và dừa. Cả nhân và vỏ bánh đều được xào lẫn với đường, tạo cho bánh vị ngọt thơm ngon.

Bánh cốm có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu chọn nguyên liệu, cốm làm bánh phải là cốm già. Nếu non quá khi xào với đường sẽ bị nhão, không dùng làm vỏ bánh được. Nếu bánh được làm đúng vào mùa cốm người ta thường, pha thêm cốm tươi để bánh dẻo và thơm mùi cốm hơn. Trước khi xào đường cốm được ủ khoảng một giờ đồng hồ, tiếp đến là làm nhân bánh đậu xanh thường dùng là loại đậu của vùng Thái Bình, Sơn La, Bắc Ninh, vì loại đậu này, khi ngâm nước có độ nở vừa phải. Còn đậu xanh của vùng khác đặc biệt là đậu trồng ở khu vực phía Nam, khi ngâm nước nở nhiều dễ bị thiêu không thể dùng làm nhân bánh được.

Những người chuyên làm bánh cho rằng có một công thức cụ thể để để làm bánh cốm. Bí quyết để có bánh ngon, hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm và thói quen của mọi người làm bánh. Ví dụ ở khâu ủ cốm nhiều người cho rằng khi đặt tay lên bề mặt có cảm giác độ dính thì mới đem xào đường. Do vậy tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu, tùy loại cốm thời gian ủ có xê dịch đôi chút. Khi xào cốm phải xác định thời gian vừa phải, không kỹ quá làm vỏ bánh bị cứng, hoặc không quá nhanh cốm chưa kịp ngắm đường, không để được lâu... khi xào nhân đậu xanh cũng vậy phải xào cho đến khi nước bắt hơi hết, chỉ còn lại đường và đậu chín quyện vào nhau mới ngoan. Bánh cốm làm xong được ướp thêm hương bưởi và một số vị thuốc bắc, vừa nhanh, vừa tiện.

Hàng Than làm một phố chuyên làm bánh cốm của Hà Nội. Ở phố này có tới hơn 20 cửa hàng bánh cuốn với những cái tên gần giống nhau như: An Ninh, Linh Hương, Anh Ninh, Nguyễn Uyên Linh... có những gia đình nổi tiếng với năm đời làm bánh cốm bánh. Cốm ở đây đặc biệt bán chạy vào mùa cưới, khi mà các gia đình của họ nhà trai mua bánh cốm, chè sen, hạt sen... làm đồ ăn hỏi. Bình thường số lượng bánh cốm làm mỗi ngày ở đây không nhiều, chỉ vài trăm chiếc, chủ yếu là làm theo đơn đặt hàng. Và có lẽ người ta làm bánh cốm vì không muốn để mất đi một nghề cổ truyền mà tổ tiên để lại cho họ.

Cốm trở thành một nét văn hóa của Việt Nam, cốm đã đi vào thi ca nhạc họa. Trở thành tiềm thức của những người Việt Nam. Mỗi khi nhớ về quê hương, cốm một thứ quả của lúa non, cốm thơm nòng, thơm bàn tay nhỏ.

Các bài liên quan:


No comments:

Post a Comment

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages